cách làm bể lọc nước giếng khoan đơn giản dễ thực hiện

Giếng khoan đang được sử dụng rất phổ biến tại nhiều hộ gia đình, tuy nhiên nguồn nước giếng khoan nhiều nơi thường không đảm bảo cho bạn sinh hoạt sử dụng, nước giếng khoan thường nhiễm phèn , cho nên nếu muốn sử dụng nước giếng khoan đảm bảo bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây để tự mình xây dựng cho gia đình một bể lọc nước giếng khoan chất lượng.

Những yếu tố nào để bạn cần phải xây dựng bể lọc nước giếng khoan

Nguồn nước giếng khoan nhiều nơi bị ô nhiễm là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến công việc xây dựng hệ thống lọc nước giếng khoan, bể lọc nước giếng khoan, Tùy theo từng khu vực mà nguồn nước giếng khoan, giếng khơi có những đặc điểm khác nhau. tuy nhiên đa số trong số này nguồn nước giếng khoan thường bị nhiễm phèn) Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho bạn cách làm bể lọc nước giếng khoan đơn giản hiệu quả ngay tại nhà với hệ thống lọc nước xử lý nước giếng khoan chất lượng nhất.

Lọc nước giếng khoan truyền thống

Từ xa xưa khi công nghệ lọc nước còn chưa phát triển các hệ thống lọc nước giếng khoan thường đơn giản, cách khắc phục nguồn nước giếng ngầm dùng trong sinh hoạt thường dùng phương pháp dân gian như đánh phèn vào nước để giúp nguồn nước trong sạch hơn,sau đó dùng chế phẩm clorin diệt khuẩn trong nước. Tuy nhiên, sau khi cho chế phẩm clorin vào trong nước thì nước này chỉ sử dụng để tắm giặt, sinh hoạt thông thường còn để ăn uống thì phải đun sôi. Đây chỉ phương pháp chỉ mang tính chất tạm thời, không nên kéo dài việc sử dụng nguồn nước này, đặc biệt là khi nguồn nước gia đình bạn cung cấp cho khá nhiều người sử dụng.

Hướng dẫn cách làm bể lọc nước giếng khoan ngay tại nhà 

1.Cần xác định các chất ô nhiễm trong nước trước khi xây dựng bể lọc nước

Để có thể xử lý được nguồn nước ô nhiễm, cần phải biết được chất gây ô nhiễm là gì?  Đây là lý do chính mà bạn nên kiểm tra nước của mình. Hầu hết nguồn nước giếng khoan giếng khơi ở Việt Nam đều chứa một lượng lớn trầm tích, sắt, mangan và khoáng chất cứng…Tuy nhiên tùy thuộc vào đặc điểm của từng khu vực, nước có thể bị nhiễm asen thạch tín, đá vôi, một số hóa chất độc hại khác..

Điều quan trọng nhất nếu muốn đảm bảo chất lượng nước sạch và an toàn nhất có thể, cần phải tiến hành kiểm tra nguồn nước để biết mình đang phải đối mặt với vấn đề gì. Sau đó có thể chọn các vật liệu lọc phù hợp.

Ở đây chúng tôi tập trung hướng dẫn cách tự làm bể lọc nước giếng để xử lý nước nhiễm phèn, nước nhiễm mangan, xử lý asen thạch tín. Đây là những chất ô nhiễm phổ biến ở Việt Nam. Nếu nước của bạn bị nhiễm các chất độc hại khác, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn thêm.

2. Công tác chuẩn bị

Bể lọc nước và chứa nước: Bể nhựa hoặc tự xây

–  Dùng bể xây, kích thước bể lọc nước khoảng 80cmx80cmx1m và phải đảm bảo chiều cao tối thiểu từ 1m trở lên. Tại sao phải có chiều cao tối thiểu là 1m? Vì khi đổ vật liệu vào mà chiều cao bể thấp quá thì hiệu quả lọc không được cao.

– Ngoài ra có thể sử dụng bể nhựa, thùng inox với thể tích từ 200 lít trở lên, các cột lọc nước inox hoặc cột lọc composite. Kích thước bể tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng nước của gia đình. Tuy nhiên điều quan trong cần phải đảm bảo bể lọc phải cao từ 1m trở lên.

Giàn phun mưa.

Được đặt ở trên cùng bể lọc, chức năng chính là tạo mưa. Ngoài ra bạn có thể dùng bộ trộn khí để oxy hóa nguồn nước, xử lý phèn trong nước nhanh hơn.

Ống lọc nhựa PVC

Ở dưới đáy bể dùng ống lọc nhựa PVC Ф48 hoặc lưới inox nhỏ, để làm ống thu nước. Đồng thời ngăn không cho vật liệu lọc theo nước chảy ra ngoài.

Ống lọc nhựa PVC thu nước

Chuẩn bị vật liệu lọc nước

Sau đây là các vật liệu lọc mà bạn cần chuẩn bị, các vật liệu này sẽ được đổ vào bể. Nên dựa vào thể tích của bể để tính toán khối lượng, làm sao đảm bảo được độ dày của mỗi lớp vật liệu.

những vật liệu cần thiết cho bể lọc nước giếng khoan

Các vật liệu lọc bạn nên sử dụng gồm:

  • Dùng sỏi nhỏ kích thước 0,5 – 1cm
  • Than hoạt tính lọc nước. Không nên dùng than HOA, nên chọn mua than gáo dừa(hàng Việt Nam) là tốt nhất.( xem chi tiết than gáo dừa tại đây
  • Cát Mangan chuyên dùng xử lý nước nhiễm Mangan, nước nhiễm sắt ( là vật liệu khử sắt quan trong nhất trong bể lọc ) xem chi tiết cát mangan tại đây
  • Cát thạch anh chuyên dùng cho bể lọc nước( xem chi tiết cát thạch anh  tại đây

Lưu ý trong quá trình chuẩn bị

  • Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của gia đình, kích thước bể có thể khác nhau. Bể lọc càng lớn thì vật liệu càng nhiều. Phải đảm bảo độ dày tổng các lớp vật liệu từ 50 cm trở lên.
  • Kỷ thuật lắp đường xả sẽ quyết định chất lượng và độ bền của vật liệu lọc
  • Tổng tỉ trọng cát sỏi: 1300 kg/m3; tỉ trọng than hoạt tính 650-700 kg/m3; tỉ trọng vật liệu FILOX: 1500 kg/m3.

3.Sơ đồ và nguyên lý hoạt động của bể lọc nước giếng khoan

Về sơ đồ của bể lọc nước giếng khoan được thể hiện ở hình ảnh bên dưới.

  • Nước từ nguồn sẽ được đi qua vòi sen, hoặc dàn tạo mưa. Mục đích là để oxy hóa các kim loại như sắt, nhôm, mangan…có trong nước, tạo kết tủa của các kim loại này.
  • Nước sau đó sẽ chảy xuồng bể chứa, rồi qua lớp cát đầu tiên để lọc bỏ các kết tủa, bụi bẩn, vi sinh vật, phèn…
  • Tiếp theo nước sẽ thẩm thấu đến lớp lọc than hoạt tính,  lớp than này có tác dụng hấp phụ các chất độc hại, các sinh vật nguy hiểm và trung hòa các khoáng chất khó hòa tan trong nước.
  • Nước sẽ tiếp tục qua lớp cát, sỏi cuối cùng rồi sau đó ra bể chứa nước sạch.

4.Tiến hành làm bể lọc nước giếng khoan 3 ngăn.

Sau đây là các bước bạn có thể áp dụng để tự xây bể lọc nước 3 ngăn xử lý nước giếng khoan cho hộ gia đình.

Bước 1: Xây dựng bể lọc nước

Một hệ thống lọc nước giếng khoan thường có 3 bể chính là: Bể lắng, bể lọc, và bể chứa nước sau lọc. Các bể này được bố trí theo sơ đồ bên dưới:

  • Xây dựng bể lọc.

Tùy thuộc vào nhu cầu nguồn nước của gia đình bạn, mà xây dựng kích thước bể lọc phù hợp. Tuy nhiên để đảm bảo hiệu quả lọc thì bể lọc phải có chiều cao tối thiểu là 1m. Nếu không muốn xây bể lọc, bạn có thể sử dụng các thùng hoặc bể chứa nước bằng inox hoặc nhựa tuy nhiên dung tích tối thiểu là 200 lit và chiều cao phải ít nhất 1m.

Ở dưới đáy bể dùng ống lọc nhựa PVC 48, bịt kính một đầu ống, khoan lỗ nhỏ. Ống này có tác dụng kết nối với bể lọc nước với bể chứa nước. Mục đích là để nước sau khi lọc sẽ chảy qua bể chứa. Khoan lỗ nhỏ giúp ngăn hạt cát chảy qua ống nước.

Bạn nên gắn thêm van ở bể lọc để giúp rửa, vệ sinh định kỳ sau thời gian sử dụng, đảm bảo chất lượng nước.

  • Xây bể chứa.

Bể này có chức năng chính là chứa nước sau lọc, ngoài ống nước kết nối với bể lọc. Bạn nên gắn thêm vòi nước để có thể lấy nước sinh hoạt khi cần.

Lưu ý: Vòi lấy nước phải được bố trí cao hơn mặt trên cùng của lớp cát ở bể lọc (lớp vật liệu 2). Điều này giúp đảm bảo cho lớp cát ở bể lọc luôn ẩm ướt, tạo lớp màng sinh học nên lọc được cả vi khuẩn trong nước.

  • Xây bể lắng.

Bể lắng này có công dụng chứa nước từ giàn phun. Đảm bảo các kim loại trong nước có thể oxy hóa với oxy trong không khí, tạo kết tủa của các kim loại. Quá trình này giúp xử lý nước phèn. Khi xây dụng bể lắng bạn cần đảm bào có hệ thống ống nước để nước có thể chảy từ bể lắng sang bể lọc.

Bước 2: Sắp xếp vật liệu lọc

Cách sắp xếp vật liệu lọc gồm 5 bước cơ bản:

  • Đổ lớp vật liệu 1: Dùng sỏi nhỏ kích thước từ 0.5-1cm, đổ lớp dưới bể 10cm. Không nên đổ nhiều sỏi. Bạn không nên đổ quá nhiều sỏi, vì lớp này chỉ có tác dụng ngăn cặn bẩn, làm thoáng chống tắc ống lọc và lưới lọc.
  • Đổ lớp vật liệu 2: Cát vàng, hoặc cát thạch anh chuyên dùng cho bể lọc nước, lớp này dày khoảng 10 cm đến 20 cm.
  • Đổ lớp vật liệu 3: Đây là lớp than hoạt tính có chức năng chính là loại bỏ một số chất độc hại và các tạp chất hữu cơ, tác dụng hấp thụ tốt các chất gây màu, gây mùi có trong nước trong nước. Lớp này dày khoảng 5-20 cm.
  • Đổ lớp vật liệu 4: Vật liệu khử sắt, hạt Mangan dùng để xử lý nước phèn, sắt, Mangan, Asen. Đây là vật liệu rất quan trọng trong bể lọc. Đổ dày khoảng 15-30cm.
  • Đổ lớp vật liệu 5: Cát vàng hạt to, hoặc cát thạch anh chuyên dùng cho bể lọc, một lớp này ở trên cùng và có độ dày khoảng 10-20cm.

Bước 3.Làm dàn phun nước.

Dàn phun mua được làm trên cùng của bể lắng. Bạn có thể dùng vòi sen hoặc ống nhựa đục lỗ nhỏ, nhằm mục đích tạo mưa. Nước sau khi được phun mưa sẽ kết hợp với oxy trong không khí, làm cho sắt kết tủa nhanh hơn, tăng hiệu quả lọc nước nhiễm sắt. Dàn phun nước này được kết nối trực tiếp với nguồn nước của bạn.

Trong trường hợp bạn sử dụng thùng nhựa, chỉ cần đổ lớp vật liệu theo như hướng dẫn ở hình ảnh bên dưới.

chúc bạn thành công !!!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *