Cột lọc composite là linh kiện quan trọng không tách rời trong hệ thống xử lý nước. Cột có hình trụ dài chứa các vật liệu lọc nước đầu nguồn, sau thời gian hoạt động các tạp chất sẽ tích tụ làm giảm chất lượng lọc. Hướng dẫn lắp đặt và sục rửa cột lọc đã trải qua thời gian dài sử dụng tại nhà. Là thông tin mà nhiều khách hàng dùng hệ thống lọc nước quan tâm, nhằm tái sinh khả năng làm việc của cột lọc.
Trước khi tìm hiểu về cách lắp đặt và vệ sinh cột lọc composite tại nhà. Hãy cùng nguyenlanh.com tìm hiểu qua một số thông tin cơ bản về loại cột lọc này nhé!
Cột lọc nước có chất liệu bằng kim loại sau thời gian sử dụng sẽ có dấu hiệu hoen gỉ; bị ăn mòn xuất hiện vệt ố màu vàng, nâu đỏ và mất thẩm mỹ. Thậm chí còn gây ảnh hưởng tới chất lượng nước lọc vì bị nhiễm sắt từ vỏ bình. Chính vì thế, cột lọc nước composite là lựa chọn hoàn hảo. Thiết bị không thể thiếu trong hệ thống lọc nước mặn, nước lợ hiện nay.
Composite là gì?
Composite là một dạng vật liệu được ứng dụng rộng rãi trong công nghệ xử lý nước. Là cột lọc áp lực chứa các vật liệu lọc như: cát lọc, sỏi đỡ, hạt trao đổi ion, hạt giảm pH, hạt nâng pH, hạt khử sắt,… được sử dụng cho cả hệ thống lọc nước trong gia đình và công nghiệp.
Cột lọc nước composite lấp đầy 2 nhược điểm của trụ nhựa PVC là có khả năng chịu áp kém và cột lọc inox là không chịu được nước lợ, nước mặn.
Cấu tạo:
Cột lọc Composite có cấu tạo không quá phức tạp nên được lắp đặt nhiều trong các hệ thống xử lý nước đầu nguồn.
- Thành phần cốt: được làm bằng sợi sợi kim loại, sợi thủy tinh, sợi ngắn và các hạt phân tán, sợi Bazan, sợi carbon, sợi Bor, sợi Cacbua Silic, sợi hữu cơ, cốt vải.
- Vật liệu nền: chất liệu nền polyme nhiệt dẻo, chất liệu nền polyme nhiệt rắn, chất liệu nền Cacbon.
Hệ thống cột lọc Composite bao gồm 4 bộ phận chính: lưới lọc, vỏ cột lọc, vật liệu lọc nước và van vận hành Composite.
Công dụng
Cột lọc composite chuyên sử dụng để xử lý nguồn nước giếng, nước nhiễm mặn, nhiễm lợ, nguồn nước có tính axit cao. Giúp giải quyết được tính cấp và cần thiết của nhu cầu nước ngọt hiện nay.
Ưu điểm
- Độ bền cao, chịu áp lực cao
- Không gỉ sét vì thành phần cấu tạo không dùng kim loại
- Khả năng chịu nhiệt tốt ( từ– 400C đến +1200C)
- Cách nhiệt, cách điện (cột lọc chất liệu nhựa không dẫn điện và truyền nhiệt kém)
- Trọng lượng nhẹ (chỉ bằng ¼ khối lượng của ống kim loại), hình dáng nhỏ gọn dễ vận chuyển và lắp đặt ở mọi vị trí: sân thượng, tầng hầm, nhà tắm,…
- Ít tốn kém chi phí duy tu, bảo dưỡng:
- Bên trong và bên ngoài trụ lọc được phủ lớp polyester có tác dụng chống thẩm thấu, ăn mòn và sự xâm nhập của các chất trong thiên nhiên.
Nhược điểm
Ánh sáng có thể chiếu xuyên vào bên trong cột lọc nước composite có màu tự nhiên. Sau thời gian sử dụng, rêu rong mọc và bám trong hệ thống lưới của cột, làm tắc hệ thống lọc nước. Chính vì thế nên kiểm tra và sục rửa, vệ sinh cột lọc nhằm để hệ thống lọc nước được làm việc một các tối ưu nhất.
Với những gia đình có diện tích hạn chế, nhưng vẫn muốn lắp đặt hệ thống lọc. Cung cấp nước sinh hoạt và ăn uống cho cả gia đình thì cột lọc Composite sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời.
Hệ thống cột lọc composite thông thường sẽ có 4 bộ phận chính: Lưới lọc, vỏ cột lọc composite, vật liệu lọc nước và van vận hành.
1. Lưới lọc cột composite
– Lưới lọc là một trong những phụ kiện không thể thiếu của cột lọc composite, lưới lọc được chế tạo sẵn với các khe lọc chuẩn giúp cho quá trình thu nước và phân phối nước một cách hiệu quả hơn. Các cổng kết nối phù hợp với các cổ và đáy bồn.
– Lưới lọc có chức năng: Ngăn không cho vật liệu lọc lọt qua đường ống dẫn nước
– Lưới lọc được làm bằng nhựa PP có độ bền và chống mài mòn cao
Bước 1: Lưới lọc được chế lại cho cột lọc, lọc manh hơn
Bước 2: Lưới lọc được chế lại cho cột lọc lọc manh hơn
2. Vỏ bình lọc composite
Vỏ bình lọc composite được chế tạo từ sợi thủy tinh tổng hợp, làm từ cát biển, nhựa polime làm từ nhựa thực vật nên không gây độc hại trong quá trình sử dụng như các loại cột khác. Cho nên rất an toàn khi sử dụng.
Bình lọc composite có hình trụ đứng, có chức năng chứa các vật liệu lọc nước.
Dưới đây là cách bỏ lưới lọc vào bên trong cột lọc composite
Bước 3: Cho lưới vào cột lọc
Bước 4: Cắt ông ngang với miệng cột lọc
Bước 5: Dùng kéo hoặc cưa để theo tác cắt
Bước 6: Ống ngang với miệng cột lọc là được
Bước 7: Dùng bít 27 bit nhe miêng ống lọc, lưu ý không dán keo nhé vì thí mình còn lấy bít ra
3. Vật Liệu lọc nước
+ Vật liệu lọc nước giếng khoan là không thể thiếu trong hệ thống cột lọc composite, sau đây là một số vật liệu cơ bản cho lọc nước giếng khoan
Sỏi lọc
xem chi tiết : https://nguyenlanh.com/san-pham/soi-loc-nuoc
Than hoạt tính
xem chi tiết : https://nguyenlanh.com/san-pham/than-hoat-tinh-gao-dua
Cát thạch anh
xem chi tiết : https://nguyenlanh.com/san-pham/cat-thach-anh
Mangan
xem chi tiết : https://nguyenlanh.com/san-pham/cat-mangan
Bước 8: Đổ tất cả vật liệu lọc vào cột theo lớp
4. Van vận hành cột lọc composite
Van vận hành cột composite sẽ có nhiều loại như: van tay, van auto, van 3 ngã hay van 5 ngã,….Tùy vào nhu cầu mà chúng ta chọn sử dụng loại van cho phù hợp. Để thuận tiện vận hành và tiết kiệm chi phí, thông thường cột lọc composite sẽ sử dụng van 3 ngã tay.
Van 3 ngã sẽ được lắp ngay đầu cột, là bước cuối cùng trong quy trình vận hành cột composite.
Phụ kiện van 3 ngả, ron, lưới
Bước 9: Xoáy lưới vào van 3 ngả theo khớp
Bước 10: Cho van vào cột lọc
Bước 11: Chuẩn bị răng thẳng 27, quấn keo lua
Bước 12: Cho ron xanh vao van
Bước cuối cùng: Xoáy răng vào van
và Cột lọc đã hoàn thành, chúc bạn thành công !!!.